Giới thiệu về ISO 22000/HACCP
6/7/2013 2:38:02 PM
Ngày nay, Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000:2005 và Hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm HACCP là hai hệ thống có ý nghĩa hết sức thiết thực đối với các tổ chức Doanh Nghiệp (DN) chế biến thực phẩm.
GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM THEO TIÊU CHUẨN ISO 22000-2005
ISO 22000: 2005 là hệ thống quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, có cấu trúc tương tự như ISO 9001:2000 và được dựa trên nền tảng của 7 nguyên tắc HACCP & các yêu cầu chung của hệ thống quản lý chất lượng, khi áp dụng ISO22000 không cần áp dụng ISO 9001:2000.

ISO 22000 : 2005 bao gồm 8 điều khoản:
1. Phạm vi.
2. Tiêu chuẩn trích dẫn.
3. Thuật ngữ và định nghĩa.
4. Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
5. Trách nhiệm của lãnh đạo.
6. Quản lý nguồn lực.
7. Hoạch định và tạo sản phẩm an toàn.
8.Thẩm định, thẩm tra và cải tiến.
Khi áp dụng ISO 22000 tổ chức phải đảm bảo thực hiện các chương trình tiên quyết (GMP, SSOP) nhằm hạn chế các mối nguy đối với thực phẩm. Chương trình này bao gồm các yêu cầu về thiết kế nhà xưởng, thiết bị; hành vi vệ sinh, vệ sinh cá nhân; vệ sinh nhà xưởng, khử trùng; kiểm soát côn trùng; kho tàng v.v…
Khi áp dụng ISO 22000 tổ chức phải xây dựng một hệ thống kiểm soát bao gồm: các quá trình, thủ tục kiểm soát, hệ thống văn bản hỗ trợ v.v… Áp dụng ISO 22000:2005 được áp dụng cho tất cả các tổ chức trong chuỗi cung cấp thực phẩm: Cơ sở nuôi trồng, đánh bắt thực phẩm, chế biến, sản xuất hay dịch vụ về thực phẩm.
Lợi ích của Doanh nghiệp khi áp dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 22000-2005
• Tạo cơ hội hòa nhập với thị trường thế giới
• Đáp ứng yêu cầu luật định của các bên liên quan
• Đảm bảo an toàn thực phẩm tạo niềm tin cho người tiêu dùng
• Nâng cao hình ảnh doanh nghiệp
• Tăng lượng hàng hoá/ dịch vụ bán ra nhờ nâng cao khả năng thoả mãn các nhu cầu của khách hàng của doanh nghiệp.
• Giảm chi phí nhờ các quá trình được hoạch định tốt và thực hiện có hiệu quả.
• Nâng cao sự tin tưởng nội bộ nhờ các mục tiêu rõ ràng, các quá trình có hiệu lực và các phản hồi của nhân viên về hiệu quả hoạt động của hệ thống.
CÁC BƯỚC XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ LƯỢNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM ISO 22000:2005 Ở DOANH NGHIỆP
ITC
|
Các bước thực hiện
|
Doanh nghiệp
|
Chuyên gia
Chuyên gia
Chuyên gia
Chuyên gia
Chuyên gia
Chuyên gia
ITC và DN
ITC và DN
ITC và DN
ITC và DN
TCCN và DN
ITC và DN
|
Lập sơ đồ dòng chảy tạo sản phẩm
Lập lưu đồ quá trình sản xuất
Lập chính sách an toàn thực phẩm
Xác định các mối nguy
Xác định các biện pháp kiểm soát mối nguy
Thiết lập hệ thống tài liệu để hướng dẫn kiểm soát nội bộ
Đào tạo nội dung hệ thống cho cán bộ công nhân viên
Thực hiện đánh giá nội bộ
Hành động khắc phục phòng ngừa
Chuẩn bị đánh giá chứng nhận
Đánh giá chính thức
Dịch vụ sau chứng nhận
|
Có kết quả cụ thể về hệ thống sản xuất thực phẩm và tình trạng vệ sinh an toàn thực
phẩm
Định hướng, mục tiêu và đặt ra các tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm
Góp ý
Góp ý
Ban hành
Tất cá cán bộ CNV
Tự đánh giá
Tự thực hiện
Khắc phục và hoàn chỉnh hồ sơ
Xem xét thực hiện của lãnh đạo
|
|