TIN CHI TIẾT

Lịch sử hình thành ISO 14000

9/26/2012 8:53:53 AM

 Bộ tiêu chuẩn quốc tế về quản lí môi trường do Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế (ISO) công bố. Các tiêu chuẩn của bộ ISO 14000 đưa ra những yếu tố cơ bản của một hệ quản lí môi trường (EMS - Environmental Management System) hữu hiệu. 

 Những yếu tố này bao gồm việc xây dựng một chính sách về môi trường, xác định các mục đích và mục tiêu, thực hiện một chương trình để đạt được những mục tiêu đó, giám sát và đánh giá tính hiệu quả của nó, điều chỉnh các vấn đề và kiểm tra hệ thống để cải thiện nó và cải thiện tác động chung đối với môi trường.

Uỷ ban Kĩ thuật TC 207 của ISO được thành lập và bắt đầu hoạt động từ 1993 để xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế cho các hệ quản lí môi trường. Công việc của TC 207 bao gồm những tiêu chuẩn trong lĩnh vực đánh giá các tổ chức [các hệ thống quản lí môi trường (EMS); thẩm định môi trường (EA - Environmental Auditing); đánh giá tác động đối với môi trường (EPE - Environmental Performance Evaluation)] cũng như trong lĩnh vực sản phẩm và quá trình [ghi nhãn môi trường (EL - Environmental Labeling); đánh giá chu trình chuyển hoá (LCA - Life Cycle Assessment); các khía cạnh môi trường trong tiêu chuẩn sản phẩm (EAPS - Environmental Aspects in Product Standards)]. Những tiêu chuẩn đầu tiên đã được chấp nhận là: a) ISO 14001 - "Hệ thống quản lí môi trường. Quy định và hướng dẫn sử dụng"; b) ISO 14004 - "Hệ thống quản lí môi trường. Hướng dẫn chung về nguyên tắc, hệ thống và các kĩ thuật hỗ trợ"; c) ISO 14010 - "Hướng dẫn đánh giá môi trường. Các nguyên tắc chung"; d) ISO 14011 - "Hướng dẫn đánh giá môi trường. Quy trình đánh giá. Đánh giá hệ thống quản lí môi trường"; e) ISO 14012 - "Hướng dẫn đánh giá môi trường. Tiêu chuẩn năng lực đối với các đánh giá trên về môi trường".

Phiên bản chính thức được ban hành vào năm 1996 và được soát xét lần 1 vào năn 2004.

Mục đích hệ thống quản lý môi trường

Việc thực hiện một hệ thống quản lý môi trường được qui định trong tiêu chuẩn ISO 14001 là nhằm đưa đến cải tiến kết quả hoạt động môi trường. Bởi vậy tiêu chuẩn ISO 14001 dựa trên cơ sở là tổ chức sẽ định kỳ xem xét và đánh giá hệ thống quản lý môi trường của mình nhằm xác định các cơ hội cho việc cải tiến và thực hiện chúng. Mức độ, phạm vi và khung thời gian của quá trình cải tiến liên tục được tổ chức xác định dựa trên khả năng kinh tế và tài chính khác. Những cải tiến đối với hệ thống quản lý môi trường của tổ chức là nhằm dẫn đến các cải tiến hơn nữa cho kết quả hoạt động môi trường.

Tiêu chuẩn ISO 14001 yêu cầu tổ chức

a) Thiết lập một chính sách môi trường thích hợp

b) Định rõ các khía cạnh môi trường nảy sinh từ các hoạt động, sản phẩm, dịch vụ đã qua, hiện có hoặc dự kiến của doanh nghiệp nhằm xác định các tác động môi trường đáng kể

c) Định rõ các yêu cầu luật pháp thích hợp và các yêu cầu khác mà tổ chức tán thành tuân thủ

d) Định rõ các ưu tiên và đề ra các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường thích hợp

e) Thiết lập một cơ cấu và một (hoặc các) chương trình để thực hiện chính sách và đạt tới các mục tiêu và đáp ứng các chỉ tiêu môi trường

f) Tạo thuận lợi cho việc lập kế hoạch, kiểm soát, giám sát, các hành động khắc phục và phòng ngừa các hoạt động xem xét và đánh giá để đảm bảo phù hợp với chính sách và hệ thống quản lý môi trường vẫn thích ứng, và

g) Có khả năng thích nghi với mọi thay đổi

Một doanh nghiệp chưa có hệ thống quản lý môi trường thì khởi đầu nên xác lập tình hình môi trường hiện thời của mình bằng các biện pháp xem xét lại. Mục đích của việc xem xét này là để cân nhắc tất cả các khía cạnh môi trường của tổ chức như một cơ sở thiệt lập hệ thống quản lý môi trường.

Việc xem xét này bao gồm bốn lĩnh vực trọng tâm sau :

- Xác định các khía cạnh môi trường, bao gồm các khía cạnh liên quan đến các điều kiện tác nghiệp bình thường, các điều kiện bất thường kể cả bắt đầu và ngừng hoạt động và các tình trạng khẩn cấp và sự cố

- Xác định các yêu cầu luật pháp thích hợp và các yêu cầu khác mà tổ chức phải tuân thủ

- Kiểm tra thực tiễn các thủ tục quản lý môi trường hiện tại, bao gồm các hoạt động mua sắm và ký kết hợp đồng liên quan

- Đánh giá các tình trạng khẩn cấp và các sự cố trước đây.

Các công cụ và phương pháp tiến hành xem xét bên bao gồm các danh mục kiểm tra (checklist), tiến hành các cuộc phỏng vấn, kiểm tra thử nghiệm và đo lường trực tiếp, kết quả của các cuộc đánh giá trước đây hoặc các cuộc xem xét khác tuỳ thuộc vào bản chất của các hoạt động.

Share    

TIN KHÁC

  Câu hỏi thường gặp về ISO 14001  (5/15/2013 9:47:55 AM)
  Giới thiệu về ISO 14000  (12/10/2012 10:46:13 AM)
  Lịch sử hình thành ISO 14000  (9/26/2012 8:53:53 AM)