Với kinh nghiệm triển khai Tư vấn và phối hợp với các Đơn vị có chức năng trong việc đánh giá chứng nhận Năng lực phòng thử nghiệm phù hợp với ISO/IEC 17025, DHD Corp chia sẻ một số khái niệm mang tính cốt lõi và xuyên xuốt quá trình triển khai và áp dụng ISO/IEC 17025:2005.
Độ không đảm bảo đo:

Ví dụ về Sự tăng sai số và tăng độ không đảm bảo đo theo thời gian
Thông số gắn với kết quả của phép đo, đặc trưng cho sự phân tán của các giá trị có thể qui cho đại lượng đo một cách hợp lý
- Thông số có thể là độ lệch chuẩn ( hoặc bội của nó ), hoặc là ½ của khoảng với mức tin cậy đã định
- Nói chung, độ không đảm bảo đo gồm nhiều thành phần. Một số thành phần có thể được đánh giá bằng phân bố thống kê các kết quả của một dãy phép đo và có thể được đặc trưng bằng độ lệch chuẩn thực nghiệm. Các thành phần khác, cũng có thể được đặc trưng bằng độ lệch chuẩn, được đánh giá từ các phân bố xác suất mô phỏng trên cơ sở thực nghiệm hoặc các thông tin khác
- Kết quả đo được hiểu là ước lượng tốt nhất về giá trị của đại lượng đo và tất cả các thành phần của độ không đảm bảo đo, bao gồm cả những thành phần do các ảnh hưởng hệ thống như các thành phần gắn với những sự hiệu chỉnh và gắn với các qui chiếu gây ra, đều góp phần vào độ phân tán
Liên kết chuẩn:
Ví dụ: Kết quả Hiệu chuẩn cân trọng lượng (so với mẫu chuẩn)
Tất cả các thiết bị sử dụng cho công việc thử nghiệm và/ hoặc hiệu chuẩn, kể cả thiết bị đo phụ (ví dụ: để xác định điều kiện môi trường) có ảnh hưởng đáng kể đến độ chính xác hoặc tính đúng đắn của kết quả hiệu chuẩn, thử nghiệm hoặc lấy mẫu phải được hiệu chuẩn trước khi đưa vào sử dụng, PTN phải xây dựng chương trình và thủ tục để hiệu chuẩn thiết bị - chương trình cần bao gồm hệ thống lựa chọn, sử dụng, hiệu chuẩn, kiểm tra, kiểm soát, bảo trì các chuẩn đo lường, các mẫu chuẩn được sử dụng như các chuẩn đo lường, thiết bị đo và thử nghiệm được sử dụng để thực hiện các phép thử nghiệm và hiệu chuẩn.
Thử nghiệm thành thạo:
Thử nghiệm thành thạo là một trong các hoạt động của Văn phòng Công nhận Chất lượng. Hoạt động này được triển khai từ năm 1996 nhằm hỗ trợ công nhận phòng thử nghiệm/hiệu chuẩn trong phạm vi cả nước
- Thử nghiệm thành thạo là đầu mối của APLAC giúp các phòng thí nghiệm trong nước có thể so sánh năng lực của mình với quốc tế, góp phần nâng cao năng lực của PTN trong nước.
- Chương trình có sự tham gia tư vấn kỹ thuật của các chuyên gia kỹ thuật các Viện, PTN, đơn vị sản xuất.
- Mục tiêu của Chương trình thử nghiệm thành thạo là giúp các phòng thử nghiệm trong và ngoài hệ thống công nhận so sánh năng lực của mình với phòng thí nghiệm khác và kiểm soát, đảm bảo chất lượng quá trình thử nghiệm của mình.
- Thử nghiệm thành thạo là một công cụ cho phép Phòng thí nghiệm chứng minh năng lực thử nghiệm của mình với khách hàng, cơ quan công nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền.
- Nguyên tắc hoạt động của chương trình là Khách quan, Chất lượng, Chuyên nghiệp.