THÔNG TIN KHÓA HỌC

Tên khóa học:  Đề án phát triển DNNVV đến năm 2020 trên đại bàn tỉnh

Ngày khai giảng: 

Khóa đào tạo: Đào tạo tại Vĩnh Phúc

Diễn giả: PGS. TS. Đỗ Minh Cương

Buổi học: 

Thời gian học: 

Giờ học: 

Thời lượng: 

Phí tham dự (VNĐ): 0

Phí ưu đãi (VNĐ): 0

Đăng ký ngay: Đăng ký

     NỘI DUNG ĐỀ ÁN

   Mới chỉ có 20/63 tỉnh thành phố của Việt Nam thành lập đầu mối trợ giúp Doanh Nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN). Tuy nhiên, các đầu mối này được thành lập lại không chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là trợ giúp DNVVN mà còn phải làm rất nhiều các hoạt động liên quan khác...

 

 

Đây là thông tin được Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông đưa ra tại Hội thảo “Mô hình và định hướng hoạt động của cơ quan đầu mối thực hiện trợ giúp phát triển DNVVN cấp tỉnh” vừa được tổ chức vào đầu tháng 5/2012.

DNVVN chiếm 97% tổng số DN tại Việt Nam

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện DNVVN chiếm khoảng 97% trong tổng số DN Việt Nam, các DN này đã tạo ra công ăn việc làm cho khoảng 10 triệu lao động. Để trợ giúp các DNVVN phát triển, những năm qua tại nhiều địa phương cũng đã có những chính sách cụ thể tạo điều kiện cho DNVVN phát triển.

Đơn cử như ở tỉnh Vĩnh Phúc, có 4.800 DN, trong đó DNVVN chiếm 94%. Để hỗ trợ cho DNVVN trên địa bàn, tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã thành lập Trung tâm Nghiên cứu Tư vấn Hỗ trợ Doanh nghiệp, và thành lập Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho DNVVN với vốn điều lệ là 78 tỷ đồng, hỗ trợ cho DNVVN tham gia các hoạt động mua sắm…

Tại TP. Hồ Chí Minh, Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết để hỗ trợ cho DNVVN, Thành phố cũng đã có nhiều chính sách như thành lập Quỹ Bảo lãnh tín dụng; cải cách thủ tục hành chính; đào tạo tập huấn cho DNVVN; hỗ trợ DNVVN trong các hoạt động xúc tiến thương mại; tiêu thụ sản phẩm và cung cấp các thông tin cho DN phát triển thương mại;…

Tuy nhiên, theo đánh giá chung của Thứ trưởng Đặng Huy Đông, thời gian qua, hệ thống các cơ quan đầu mối thực hiện chức năng trợ giúp DNVVN ở trung ương và địa phương còn yếu về nguồn lực, kinh phí thực hiện các chương trình hỗ trợ…

Theo kết quả khảo sát 2.000 DN mới đây có đến gần 80% DN không nắm được chính sách và chương trình hỗ trợ vốn cho DNVVN. Đây cũng là nguyên nhân làm cho năng lực cạnh tranh của DNVVN giảm sút, dẫn đến sụt giảm trong năng lực cạnh tranh quốc gia. Nếu như năm 2010, chỉ số xếp hạng cạnh tranh của Việt Nam tăng 16 bậc lên vị trí 59 theo xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), thì trong Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2011-2012 do WEF công bố tháng 9/2011, Việt Nam đã tụt xuống vị trí 65/142 quốc gia được khảo sát, giảm 6 bậc so với 2010.

Coi DNVVN là xương sống của nền kinh tế

Chia sẻ với Việt Nam, ông Miki Miyamoto, Chuyên gia Jica, Nhật Bản cho biết: Tại Nhật hiện có 4,21 triệu doanh nghiệp, trong đó DNVVN chiếm 99,7%. Các DN này đã thu hút 70% công nhân và tạo ra hơn 50% giá trị gia tăng cho xã hội.

Để có những đóng góp này, những năm qua, Chính phủ Nhật Bản đã coi các DNVVN như xương sống của nền kinh tế. Các DNVVN không chỉ thúc đẩy cho các doanh nghiệp lớn như Toyota, Honda, Sony khi trở thành thầu phụ cho họ, hỗ trợ sản xuất ra các sản phẩm cho các công ty lớn, mà còn đóng góp vào nền kinh tế địa phương bằng các hoạt động liên quan trong ngành công nghiệp, dịch vụ, bán lẻ, xây dựng,… và tăng cơ hội việc làm cho xã hội.

Vì thế, các DNVVN Nhật Bản luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ rất lớn từ các chính sách của Chính phủ. Theo đó, năm 1948, Nhật Bản đã ra đời Cục Hỗ trợ DNVVN. Tiếp đó, đến năm 1963, Nhật Bản đã ban hành Luật Cơ bản về DNVVN nhằm định hướng và đưa ra những chính sách phát triển cho DNVVN, năm 1999, Luật này tiếp tục được sửa đổi và hoàn thiện với nhiều giải pháp thực tế và chi tiết hơn, nhằm nuôi dưỡng sự tăng trưởng đa dạng của các DNVVN độc lập, với quan điểm tự hỗ trợ, giúp đỡ các DNVVN với các biện pháp: Hỗ trợ sự cố gắng của các DNVVN để khởi nguồn các ý tưởng kinh doanh; gia tăng củng cố cơ sở quản lý; thích ứng với các thay đổi môi trường đột ngột;…

Để hỗ trợ các DNVVN một cách hiệu quả, Nhật Bản còn thành lập ra một mạng lưới hỗ trợ toàn quốc cho các DNVVN (SMRJ) với 330 trung tâm. Trong đó, 9 trung tâm ở các thành phố lớn; 60 trung tâm ở các quận; 261 ở các thị trấn và nông thôn,… các trung tâm này có nhiệm vụ hỗ trợ, giải quyết các vấn đề liên quan cho các DNVVN tại các địa phương về các vấn đề quản lý, công nghệ, vốn… Cho đến nay, các trung tâm này vẫn hoạt động khá tốt và đã trợ giúp tích cực cho những DNVVN Nhật Bản.

Từ kinh nghiệm của Nhật Bản, Cục truởng Cục Phát triển Doanh nghiệp – Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hồ Sỹ Hùng cho biết: thời gian tới, Cục sẽ hoàn thiện khung pháp lý, chính sách phát triển DNVVN; nâng cao năng lực cạnh tranh cho DNVVN và có những chính sách để DNVVN tiếp cận với nguồn tài chính, tín dụng. Từ đó tiến tới đẩy nhanh phê duyệt và triển khai thành lập Quỹ Phát triển DNVVN vào năm 2012; xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các ngân hàng thương mại tăng mức dư nợ tín dụng cho các DNVVN…/.

 

Share